Quy trình kiểm soát rủi ro – 6 bước giúp giảm thiểu mối nguy và rủi ro khi làm việc
Tạo môi trường làm việc an toàn, phòng tránh các mối nguy và sự cố, giảm thiểu tai nạn lao động, v.v. góp phần nâng cao năng suất lao động cho người lao động, hoạt động vận hành của doanh nghiệp diễn ra trơn tru và hiệu quả. Cách tốt nhất chính là loại bỏ rủi ro hoàn toàn trong quá trình làm việc, song đây là biên pháp lý tưởng nhất và rất khó để đảm bảo vì rất nhiều yếu tố khác tác động.
Vậy thì giảm thiểu tối đa rủi ro chính là biện pháp hợp lý nhất. Một quy trình kiểm soát rủi ro gồm 6 bước sẽ giúp doanh nghiệp của bạn giảm thiểu các rủi ro từ các mối nguy hại gây ra trong quá trình làm việc.
6 bước trong quy trình kiểm soát rủi ro
Để kiểm soát rủi ro trong khi làm việc, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình gồm 6 bước theo thứ tự ưu tiên kiểm soát rủi ro bao gồm:
-
Xác định bối cảnh
-
Nhận diện mối nguy
-
Đánh giá các mức độ rủi ro của mối nguy đã được nhận diện
-
Kiểm soát rủi ro bằng cách đưa ra phương án xử lý và ứng phó giảm tác hại, mức độ nghiêm trọng của rủi ro
-
Tái đánh giá mức độ rủi ro của từng mối nguy
-
Giám sát rủi ro
Xác định bối cảnh
Bước quan trọng đầu tiên trong quá trình kiểm soát rủi ro là xác định bối cảnh. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá các rủi ro tiềm tàng, xác định cấu trúc phân tích cũng nên được doanh nghiệp thiết lập rõ ràng ngay từ ban đầu.
Nhận diện mối nguy
Kiểm tra xung quanh khu vực làm việc và xác định những mối nguy có thể gây nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho người lao động đang làm việc tại site, các công nhân và nhà thầu ra vào làm việc. Xem xét một số vấn đề như:
-
Công trình đang vận hành, thiết bị được sử dụng hay công nhân đang làm việc như thế nào?
-
Những hóa chất, chất lỏng nào đang được sử dụng?
-
Kỹ thuật nào an toàn và không an toàn đang được thực hiện trong quá trình làm việc?
-
Tình hình của công trình làm việc hiện tại như thế nào?
Hãy luôn xem xét về các mối nguy, bệnh nghề nghiệp có thể gây mất an toàn và ảnh hưởng đến sức khỏe làm việc của người lao động như: trượt ngã, bệnh bụi phổi amiăng... Bạn cũng không nên loại bỏ khả năng mối nguy có thể xảy ra từ các hoạt động không thường xuyên (chẳng hạn như bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa, dọn dẹp, thay đổi quy trình sản xuất, v.v.).
Đánh giá rủi ro
Sau khi đã xác định và nhận diện mối nguy hiểm, bước tiếp theo trong quy trình kiểm soát rủi ro là đánh giá rủi ro với các mức độ nguy hiểm theo từng mối nguy. Xác định khả năng rủi ro tiềm tàng sẽ xảy ra và mức độ nghiêm trọng để có thể xác định đúng mức độ rủi ro.
Một trong những công cụ giúp đánh giá rủi ro hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là ma trận rủi ro. Dựa trên khả năng xảy ra rủi ro và sự tác động của nó trong quá trình làm việc mà sẽ có các mức độ xếp hạng rủi ro.
Sử dụng ma trận rủi ro trong quy trình kiểm soát rủi ro không chỉ giúp giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. Đồng thời, nó cũng giúp làm giảm mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng bằng việc cung cấp dữ kiện kịp thời để doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro ngăn ngừa.
Ma trận rủi ro là cần thiết để đánh giá mức độ và khả năng xảy ra mối nguy và rủi ro (Nguồn: Theo Good Việt Nam)
Thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro
Sau khi đã xác định được các mức độ rủi ro, bước tiếp theo trong quy trình kiểm soát rủi ro làthực hiện các biện pháp loại bỏ hợp lý và phù hợp nhất. Đối với các trường hợp không thể loại bỏ hoàn toàn, hãy tìm ra giải pháp có thể kiểm soát rủi ro tốt nhất cho tình huống đó nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro.
Các rủi ro được xếp hạng từ cao đến thấp tương ứng cùng thứ tự ưu tiên kiểm soát rủi ro để bạn đưa ra các biện pháp phòng ngừa hoặc kế hoạch xử lý rủi ro nếu chúng xảy ra. Tương tự, các biện pháp kiểm soát rủi ro cũng được sắp xếp theo độ hiệu quả từ cao đến thấp.
Danh sách các phương pháp kiểm soát rủi ro được gọi là hệ thống phân cấp kiểm soát rủi ro (hay hệ thống phân cấp kiểm soát mối nguy). Trong đó, thứ tự ưu tiên kiểm soát rủi ro được phân theo tính hiệu quả áp dụng (được thể hiện như ảnh bên dưới).
Hệ thống phân cấp kiểm soát rủi ro hoặc mối nguy (Nguồn: IDTEK)
Tái đánh giá rủi ro
Quy trình kiểm soát rủi ro và một vòng tuần hoàn hoạt động liên tục và không có kết thúc dù rủi ro đã được xác định và loại bỏ hoặc giảm thiểu. Sau khi đã thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, bạn cần tiếp tục đánh giá lại mức độ của rủi ro sau khi áp dụng các biện pháp. Nếu mức độ rủi ro vẫn ở mức cao thì lại tiếp tục quay lại thực hiện các biện pháp ngăn ngừa khác và tái đánh giá. Cứ như vậy lặp đi lặp lại để bạn luôn có thể đặt mọi thứ trong tầm kiểm soát, tránh được các tai nạn sự cố, tai nạn lao động có thể xảy ra khi làm việc.
Giám sát rủi ro
Bạn cần kiểm tra lại các biện pháp kiểm soát đang được áp dụng có đang hiệu quả hay không. Vậy khi nào cần thực hiện công việc này? Bạn sẽ cần kiểm tra các biện pháp khi:
-
Các biện pháp kiểm soát rủi ro không còn hiệu quả nữa;
-
Thay đổi tại môi trường làm việc có thể dẫn đến các rủi ro và mối nguy mới như: Thay đổi nhân sự, quy trình hay thay thế trang thiết bị đang được sử dụng.
Việc kiểm tra và giám sát thường xuyên sẽ giúp:
-
Đảm bảo thực hiện các biện pháp kiểm soát theo đúng quy trình kiểm soát rủi ro;
-
Kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát rủi ro;
-
Ước tính mức độ rủi ro được đảm bảo chính xác;
-
Trao đổi với nhân sự thực hiện để đánh giá các biện pháp được áp dụng có hiệu quả và thuận tiện trong khi làm việc không;
-
Xác định các đầu việc khác nhau và các rủi ro/mối nguy mới có thể phát sinh;
-
Cân nhắc về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát mạnh hơn và hiệu quả hơn dựa trên kết quả kiểm tra và đánh giá thực tế.
Ứng dụng phần mềm cấp phép làm việc IDPermit trong quy trình kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp
Một quy trình kiểm soát rủi ro cần đưa ra được phương pháp hoặc biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả nhằm ngăn chặn hoăc giảm thiểu tối đa rủi ro có thể tác động có hại đến môi trường làm việc và người lao động. Một quy trình hoàn chỉnh sẽ cần phải trải qua nhiều bước thủ tục, quy trình xét duyệt nghiêm ngặt và tốn nhiều thời gian. Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ tốn khá nhiều nguồn lực và chi phí để đảm bảo cả quá trình thực hiện được diễn ra liên tục.
Phần mềm cấp phép làm việc IDPermit sẽ là giải pháp số hóa giúp doanh nghiệp tối ưu và giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ, thủ tục mà doanh nghiệp đang gặp phải. Với phần mềm IDPermit của Công ty Cổ phần IDTEK, doanh nghiệp có thể:
-
Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của các công việc trực tiếp ngay trên phần mềm;
-
Đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro tương ứng với các mối nguy và rủi ro;
-
Tùy biến biểu mẫu đánh giá rủi ro, các loại công việc, mối nguy và rủi ro theo đặc thù của doanh nghiệp;
-
Giảm thời gian phê duyệt và chuyển giao giữa các phòng ban và cá nhân liên quan;
-
Tối ưu nguồn lực và các chi phí vận hành như: nhân sự, in ấn, lưu trữ…
Doanh nghiệp trực tiếp đánh giá rủi ro và đưa ra biện pháp kiểm soát ngay trực tiếp trên phần mềm cấp phép làm việc IDPermit (Nguồn: IDTEK)
Bằng việc sử dụng phần mềm cấp phép làm việc IDPermit để hỗ trợ, doanh nghiệp có thể số hóa quy trình kiểm soát rủi ro của mình để đảm bảo cả quy trình diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và tối ưu năng suất làm việc. IDPermit cũng góp phần giúp doanh nghiệp giảm đến hơn 50% thời gian giữa các bước chuyển giao và phê duyệt giấy tờ. Xem thêm về các tính năng phần mềm cấp phép làm việc IDPermit tại đây.
Mọi thông tin chi tiết về giải pháp phần mềm IDPermit, Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới hoặc để lại thông tin liên lạc để Chúng tôi có thể hỗ trợ Quý khách hàng nhanh chóng nhất:
-
Số điện thoại liên hệ: (028) 6288 5088
-
Hotline: 0766 860 068
-
Email: info@idtek.com.vn
IDPermit - Nâng cao giám sát, tăng hiệu quả trong Quản lý Cấp Phép Làm Việc
IDPermit - Phần mềm quản lý và cấp phép làm việc, tự hào là một sản phẩm của người Việt trong lĩnh vực công nghệ.
Nổ hơi nước trong luyện kim và các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Nổ hơi nước khi luyện kim gây mất an toàn lao động. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên nổ hơi nước và các biện pháp để phòng ngừa rủi ro này là gì?
7 lỗi hư, hỏng hóc khi vận hành xe nâng hàng bạn cần biết
Bài viết sẽ liệt kê về 7 lỗi hư hại thường gặp khi vận hành xe nâng hàng và các cách khắc phục để có thể đảm bảo an toàn khi làm việc, tối đa hiệu quả làm việc nhé.
Giải pháp số cấp giấy phép làm việc PTW trong kỷ nguyên 4.0
Trong thời đại mà chuyển đổi số đang được đề cập rất nhiều như hiện nay, doanh nghiệp có cần một giải pháp số hiện đại cho hệ thống cấp phép làm việc PTW của mình không?
6 phương pháp kiểm soát rủi ro để làm việc an toàn
Các phương pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các hành động hoặc các biện pháp liên quan được thực hiện nhằm loại bỏ hay giảm thiểu khả năng tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy. Khi xem xét đến các phương pháp kiểm soát, chúng ta thường đề cập đến hệ thống phân cấp độ ưu tiên của các phương pháp trên.
Quy tắc Lockout Tagout trong quản lý an toàn làm việc
Làm việc trong mảng HSE, ắt hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với thuật ngữ Lockout Tagout (hay gọi tắt là LOTO) nhưng liệu bạn đã hiểu cặn kẽ về nó?