Nổ hơi nước trong luyện kim và các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Rủi ro nổ hơi nước khi nung chảy lim loại trong các lò nung mang lại rất nhiều hậu quả cả cho doanh nghiệp và người lao động. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy đến. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu xem nổ hơi nước là gì và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nổ hơi nước trong quá trình luyện kim.
Rủi ro nổ hơi nước là gì?
Nổ hơi nước là hiện tượng xảy ra khi cho kim loại có lẫn nước vào lò nung ở nhiệt độ cao. Nước bốc hơi nhanh trong lò kín không kịp thoát ra ngoài khiến thể tích tăng nhanh, áp suất trong lò nung tăng cao và khi đến thời điểm giới hạn sẽ giải phóng toàn bộ năng lượng trong lò ra ngoài.
Nổ hơi nước thường xảy ra tại các cơ sở luyện kim, nhà máy/xí nghiệp sản xuất gang thép, v.v. gây nên các tai nạn lao động ảnh hưởng đến người lao động và thiệt hại nặng về cơ sở vật chất nếu không có các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro kịp thời.
Nổ hơi nước có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng của doanh nghiệp cùng người lao động (Nguồn: VTC News)
Nguyên nhân dẫn đến nổ hơi nước
Nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự tiếp xúc nước, chất lỏng hoặc hơi ẩm bị lẫn với kim loại khi cho vào lò để tiến hành nung chảy. Mức độ nguy hiểm của vụ nổ phụ thuộc vào năng lượng sinh ra lớn thế nào khi chất lỏng/nước và kim loại nóng chảy tiếp xúc.
Nguyên nhân chủ yếu từ việc nguyên vật liệu đưa vào lò nung bị ẩm, lẫn nước hoặc chất lỏng (Nguồn: Freepik)
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến các vụ nổ hơi nước như:
-
Quy trình làm việc không rõ ràng và không phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể dẫn đến các sai sót có thể xảy ra.
-
Người lao động không được trang bị kiến thức về phòng ngừa rủi ro nổ hơi nước, các trang thiết bị bảo hộ khi làm việc để đảm bảo an toàn làm tăng nguy cơ bỏng nặng hoặc tử vong khi vụ việc xảy ra.
-
Lò nung không được thực hiện bảo trì định kỳ dẫn đến các sự cố bất ngờ như vỡ bề mặt làm mát của lò, vỡ dòng thủy lực, v.v.
-
Vật liệu trước khi được đưa vào lò nung có lẫn chất lỏng, hơi ẩm hoặc nước không được kiểm tra kỹ.
-
Sai sót trong việc sử dụng các dụng cụ bị ướt hoặc lẫn tạp chất khác khi đưa vào lò.
-
Bề mặt sàn hoặc khuôn đúc để đổ kim loại đã nung vào bị lẫn nước, hơi ẩm hoặc chất lỏng dễ gây cháy nổ.
-
Không kiểm soát được lượng hơi nước trong lò suốt quá trình nung chảy kim loại.
Những biện pháp phòng ngừa rủi ro nổ hơi nước trong quá trình luyện kim
Nhằm ngăn ngừa rủi ro nổ hơi nước khi nung kim loại tại các cơ sở luyện kim, nhà máy/xí nghiệp sản xuất gang thép, v.v., cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
-
Cần thực hiện các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống phù hợp và thường xuyên.
-
Xây dựng quy trình làm việc và tổ chức giám sát việc thực hiện theo quy trình của người lao động.
-
Người lao động cần được huấn luyện đào tạo về làm việc an toàn, về rủi ro do nổ hơi nước có thể xảy ra trong quá trình làm việc và các biện pháp/quy trình phòng ngừa rủi ro.
-
Người lao động cần tuân thủ quy trình làm việc an toàn, các hướng dẫn về sử dụng trang thiết bị, máy móc và bảo hộ lao động cần thiết khi làm việc.
-
Người sử dụng lao động cần trang bị đồ bảo hộ lao động, các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định để đảm bảo an toàn lao động, phòng tránh tai nạn và sự cố lao động ảnh hưởng đến người lao động.
-
Áp dụng các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro cần thiết đối với các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình nung.
-
Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn nước, chất lỏng hoặc hơi ẩm có thể tiếp xúc với kim loại nóng chảy và lò nung.
Người lao động cần được trang bị đồ bảo hộ lao động khi làm việc để giảm thiểu tác động gây thương tổn do nổ hơi nước gây nên (Nguồn: Freepik)
Tiền đề là các chủ doanh nghiệp với vai trò là người sử dụng lao động, doanh nghiệp cần đưa ra một quy trình làm việc phù hợp với mình và cần có các khóa huấn luyện bài bản về làm việc an toàn cho người lao động nhằm phòng ngừa rủi ro về nổ hơi nước có thể xảy ra. Kế đến là người lao động trực tiếp, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định/quy trình làm việc, tham gia các khóa đào tạo về bảo hộ lao động cũng như các kỹ năng cần thiết để xử lý sự cố trong quá trình làm việc. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể hoạt động hiệu quả, chi phí được tối ưu nhất.
IDPermit - Nâng cao giám sát, tăng hiệu quả trong Quản lý Cấp Phép Làm Việc
IDPermit - Phần mềm quản lý và cấp phép làm việc, tự hào là một sản phẩm của người Việt trong lĩnh vực công nghệ.
Quy trình kiểm soát rủi ro – 6 bước giúp giảm thiểu mối nguy và rủi ro khi làm việc
Thực hiện thường xuyên quy trình kiểm soát rủi ro giúp giảm thiểu các mối nguy hại và rủi ro phát sinh để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vận hành hiệu quả.
7 lỗi hư, hỏng hóc khi vận hành xe nâng hàng bạn cần biết
Bài viết sẽ liệt kê về 7 lỗi hư hại thường gặp khi vận hành xe nâng hàng và các cách khắc phục để có thể đảm bảo an toàn khi làm việc, tối đa hiệu quả làm việc nhé.
Giải pháp số cấp giấy phép làm việc PTW trong kỷ nguyên 4.0
Trong thời đại mà chuyển đổi số đang được đề cập rất nhiều như hiện nay, doanh nghiệp có cần một giải pháp số hiện đại cho hệ thống cấp phép làm việc PTW của mình không?
6 phương pháp kiểm soát rủi ro để làm việc an toàn
Các phương pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các hành động hoặc các biện pháp liên quan được thực hiện nhằm loại bỏ hay giảm thiểu khả năng tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy. Khi xem xét đến các phương pháp kiểm soát, chúng ta thường đề cập đến hệ thống phân cấp độ ưu tiên của các phương pháp trên.
Quy tắc Lockout Tagout trong quản lý an toàn làm việc
Làm việc trong mảng HSE, ắt hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với thuật ngữ Lockout Tagout (hay gọi tắt là LOTO) nhưng liệu bạn đã hiểu cặn kẽ về nó?