Gen Z và 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc
So với các thế hệ trước đây, gen Z thoải mái hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp hay tư tưởng "nhảy việc" để lựa chọn công ty tốt hơn, phù hợp hơn là không còn quá xa lạ. Vậy đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty của gen Z để công ty, doanh nghiệp từ đó có thể có các phương tuyển dụng đội ngũ nhân sự trẻ này?
"Mảnh đất dụng võ" cho cá tính, bản sắc cá nhân
Gen Z luôn ưu tiên lựa chọn các công việc có sự thử thách để có thể thỏa sức thể hiện những điểm mạnh và cá tính của bản thân. Một môi trường có thể thúc đẩy thể hiện cá tính của từng cá nhân sẽ luôn là một trong những tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp hàng đầu của nhân sự gen Z.
Trong vài năm nữa, gen Z vẫn sẽ là lớp nhân lực nồng cốt của các doanh nghiệp. Vì vậy việc doanh nghiệp chú trọng và cải tiến môi trường giúp thúc đẩy nhân sự sẽ là chìa khóa vàng trong việc chiêu mộ tinh anh đầu quân cho doanh nghiệp của mình.
Lương thưởng và các lợi ích khi cùng đồng hành
Lương thưởng vẫn luôn là mối quan tâm lớn của bất kỳ thế hệ nhân sự nào khi quyết định làm việc tại một doanh nghiệp. Nếu như các thế hệ trước có thể bị chi phối bởi việc tìm kiếm một công việc ổn định mà bỏ qua việc nhận lương thấp hơn mong đợi thì gen Z lại hoàn toàn trái ngược.
Gen Z có thể từ chối một công việc ổn định làm 8 tiếng/ngày nhưng lương thấp để chuyển sang làm freelance (làm tự do) hoặc tự kinh doanh để vừa có nhiều thời gian rỗi cho bản thân vừa có mức thu nhập hấp dẫn hơn. Áp đặt tư duy tuyển dụng cũ có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn để các tinh anh gen Z đầu quân cho mình.
Hơn thế nữa, phúc lợi cũng là một điểm hấp dẫn các ứng viên gen Z khi lựa chọn doanh nghiệp. Một điểm giúp doanh nghiệp và nhà tuyển dụng "gỡ gạc" khi ngân sách cho việc chi trả lương chưa thể đáp ứng. Nếu lương thưởng là yếu tố cần thì các lợi ích, phúc lợi là yếu tố tiên quyết để gen Z đưa ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp cùng đồng hành.
Các chính sách phúc lợi tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp rất quan tâm tới đời sống tinh thần của nhân sự khi làm việc. Đây sẽ là một điểm cộng để doanh nghiệp có thể gây ấn tượng mạnh với nhân sự gen Z.
Môi trường làm việc năng động, bình đẳng
Là một người trẻ tuổi tự do và năng động, các nhân sự gen Z sẽ ưu tiên lựa chọn các môi trường làm việc cũng năng động, người hướng dẫn tốt và một lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng. Không khó để lên mạng và tra về các đánh giá công ty của các nhân sự cũ. Một môi trường làm việc thiếu rõ ràng, thiếu lành mạnh, cấp quản lý thiếu sự tận tâm và ra vẻ ta đây giỏi hơn người khác, v.v. sẽ là những điểm xấu để gen Z quyết định không chọn doanh nghiệp của bạn.
Đã qua rồi cái thời sếp bảo thì nhân viên dạ thưa, nhân viên thì không được phản biện góp ý với sếp. Hãy xây dựng một môi trường làm việc bình đẳng, nơi mà các cấp quản lý cùng nhân sự có thể thoải mái chia sẻ, trao đổi quan điểm và ý kiến để góp phần phát triển công ty, hoàn thành tốt công việc.
Ngoài ra, các chương trình phát triển nhân tài, lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng cũng cần phải được chú trọng. Bởi lẽ đây sẽ là động lực, là cơ hội phát triển mà các nhân sự gen Z rất quan tâm để đưa ra quyết định đồng hành và tạo ra các giá trị cùng công ty hay "nhảy việc" để chọn nơi tốt hơn phát triển bản thân. Vì vậy, một môi trường năng động cùng với sự bình đẳng, minh bạch trong công việc là yếu tố để gen Z lựa chọn một doanh nghiệp để làm việc.
Ưu tiên sự tự do và linh hoạt
Một công việc gò bó và tù bí sẽ khó mà giữ chân được các nhân sự gen Z trẻ tuổi. Gen Z cũng rất quan tâm đến vấn đề cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân của bản thân. Đây cũng là một trong những nguyên do sâu xa cho quyết định lựa chọn làm freelance hoặc tự kinh doanh của họ thay vì ngồi 8 tiếng hoặc hơn chỉ tại văn phòng bao bọc bởi 4 bức tường.
Các bạn trẻ gen Z đang ưu tiên những nhóm ngành sáng tạo, đây là vì sao? Có thể thấy đó chính là sự tự do và linh hoạt trong giờ giấc, không gian làm việc. Đây là một môi trường lí tưởng trong mắt gen Z khi họ có thể làm hoặc nghỉ bất kể giờ nào, làm ở công ty hay ở nhà hoặc quán cà phê đều được miễn là hoàn thành tốt công việc được giao.
Vậy còn những nhóm ngành nghề khác thì sao? Dĩ nhiên sự tự do sẽ khó để đáp ứng song lấy ví dụ điển hình như các công ty trong và ngoài nước như: Google, Microsoft, Grab, VNG, Thế Giới Di Động, v.v. Thay vì để nhân sự công ty ngồi mãi một chỗ làm việc thì một không gian thư giãn ngay tại văn phòng công ty với các "ghế lười", pantry cùng không gian được thiết kế thoải mái sẽ là một điểm thu hút các nhân sự gen Z.
Gen Z trẻ tuổi, năng động và sẵn sàng bứt phá những ranh giới và định kiến đang trở thành lực lượng nhân sự nồng cốt. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần có những sự đổi mới, đa dạng và linh hoạt để có thể thu hút khối nhân sự trẻ này cũng như đây là một phần quan trọng trong kế hoạch giữ chân nhân tài tại doanh nghiệp của bạn.
Review top 5 phần mềm đánh giá KPI cho doanh nghiệp
Phần mềm đánh giá KPI là phần mềm giúp doanh nghiệp số hóa hệ thống đánh giá kết quả làm việc của nhân viên. Theo chân IDTEK review về 5 giải pháp phần mềm tốt nhất cho doanh nghiệp nhé!
IDELearning - Phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp
Thời đại công nghệ hướng các doanh nghiệp chuyển đổi số nghiệp vụ nhiều hơn, trong đó có các nghiệp vụ liên quan đến đào tạo cho nhân sự khi làm việc tại doanh nghiệp của mình.
Quản lý đánh giá hiệu suất công việc IDPerformance
Sao còn phải đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên bằng số sách thủ công nữa, người người đều đã dần chuyển sang ứng dụng công nghệ còn bạn thì sao?
Quản lý thông tin nhân sự với phần mềm IDPersonnel
Nhân sự công ty thì đông, phòng nhân sự thì lưu cả tủ hồ sơ giấy tờ để rồi tới lúc cần tìm hồ sơ để kiểm tra hay chỉnh sửa lại mất thời gian. Dù các tập hồ sơ đã được phân loại rõ ràng song cũng không tránh khỏi việc mất thời gian để lọc lại thông tin và tìm kiếm.
KPIs Dashboard - Mẫu excel báo cáo tổng quan KPIs của doanh nghiệp (tải miễn phí)
Mẫu file excel báo cáo tổng quan KPIs được thể hiện trực quan bằng biểu đồ hiệu suất. Bên cạnh đó, biểu đồ hiệu suất còn cung cấp đầy đủ thông tin thay đổi trong quá trình vận hành, đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp hoặc có phương hướng khắc phục kịp thời các rủi ro phát sinh trong kỳ.