QUY TRÌNH VÀ BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ RỦI RO AN TOÀN LÀM VIỆC
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về rủi ro, tai nạn lao động thì việc đánh giá rủi ro là điều bắt buộc để kiểm soát được các mối nguy hại, nguy hiểm ảnh hưởng đến người lao động và đảm bảo an toàn cho khu vực làm việc đó.
Có nhiều khía cạnh liên quan đến rủi ro cần được đánh giá. Vậy làm thế nào để đánh giá? Trong bài viết này, IDTEK sẽ chia sẻ 5 bước để đánh giá rủi ro, nguy hiểm tại khu vực làm việc.
Trước khi tìm hiểu về 5 bước đánh giá rủi ro tại nơi làm việc, chúng ta cần hiểu đánh giá rủi ro là gì và sự quan trọng của việc đánh giá rủi ro khi làm việc.
Đánh giá rủi ro là gì, vì sao cần đánh giá rủi ro an toàn lao động?
Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn giản là việc cẩn thận kiểm tra, phân tích, đánh giá các nguy cơ rủi ro có thể ảnh hưởng đến mọi người ở nơi làm việc. Đây là một trong những việc làm quan trọng nhằm chủ động phòng ngừa các sự cố, tai nạn lao động.
Tạo môi trường làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh bằng việc thực hiện đánh giá rủi ro. Công tác đánh giá rủi ro được thực hiện tốt là góp phần nâng cao điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp của người lao động và cả chính doanh nghiệp. Đồng thời, giúp cho doanh nghiệp tổ chức công việc tốt hơn và tăng nâng suất lao động.
Làm thế nào để thực hiện đánh giá rủi ro tại nơi làm việc
Bước 1: Xác định mối nguy hiểm, rủi ro
Trước tiên, cần xác định rõ các mối nguy hại có thể gây nguy hiểm cho nhà thầu/người lao động/khách hàng khi đến công trình bằng cách khảo sát nơi làm việc. Không xác định trước các mối nguy hiểm và rủi ro có thể dẫn đến việc mất kiểm soát các mối nguy này.
Có nhiều phương pháp để xác định rủi ro như:
- Checklist
- Benmarking
- Phân tích các kịch bản rủi ro
- Đánh giá tính tổn thương
- Brainstorming
- Control Seft Assessment (CSA)
Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng, và ảnh hưởng như thế nào
Sau khi xác định được những mối nguy thì người đánh giá cần hiểu rõ đối tượng có thể bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nó. Không cần phải ghi chi tiết theo tên mỗi người, bạn chỉ cần xác định theo nhóm người. Với mỗi nhóm, bạn hãy xác định xem họ có thể bị ảnh hưởng như thế nào (có thể là tổn thương hoặc bệnh nghề nghiệp nào sẽ xảy ra).
Ví dụ như: các nhà thầu, khách đến thăm, công nhân bảo dưỡng,… là những người không hẳn sẽ ở nơi làm việc toàn thời gian nhưng cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, xem xét thêm cộng đồng xung quanh nơi làm việc có bị ảnh hưởng hay không. Nếu như bạn dùng chung khu làm việc với doanh nghiệp khác, hãy chú ý đến các hoạt động tổ chức của bạn có ảnh hưởng đến họ không, và ngược lại.
Bước 3: Đánh giá rủi ro - Xác định và quyết định về các biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn sức khỏe
Đánh giá cấp độ nghiêm trọng của rủi ro. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của rủi ro được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: Khả năng xảy ra và Mức độ ảnh hưởng. Khi phát hiện được những mối nguy hiểm, người đánh giá cần đưa ra tất cả biện pháp khả thi cho những mối nguy đó nhằm đảm bảo được sự an toàn cho người lao động trước nguy hại đó. Kết quả tính toán đó sẽ được sắp xếp từ cao xuống thấp.
Ví dụ về bảng tính mức độ nghiêm trọng của rủi ro | ||||
Rủi ro | Khả năng xảy ra | Mức độ ảnh hưởng | Mức độ nghiêm trọng của rủi ro | Mức độ ưu tiên |
A | 5 | 4 | 20 | 1 |
B | 4 | 4 | 16 | 2 |
C | 3 | 4 | 12 | 3 |
D | 2 | 3 | 6 | 4 |
E | 1 | 2 | 2 | 5 |
Nguồn: Audiblog.vn
Người thực hiện đánh giá cần xác định các mức độ nghiêm trọng của rủi ro để tập trung nguồn lực. Ví dụ
- Mức độ nghiêm trọng tư 1 đến 2: không xem xét
- Mức độ nghiêm trọng từ 3 đến 6: Xem xét 1 năm/lần
- Mức độ nghiêm trọng từ 5 đến 9: Xem xét 6 tháng/lần
- Mức độ nghiêm trọng từ 10 đến 16: Tập trung nguồn lực sau mức ưu tiên
- Mức độ nghiêm trọng từ 20 đến 25: Xem xét và tập trung nguồn lực ngay lập tức
Bước 4: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro và khung thời gian
Trường hợp người đánh giá quyết định thêm các biện pháp kiểm soát bổ sung thì người đó phải đảm bảo các biện pháp đó được thực hiện. Cần phân công rõ ràng về trách nhiệm, khung thời gian và ngày thực hiện cụ thể cho từng cá nhân.
Thêm vào đó bạn có thể sắp xếp tổ chức huấn luyện cho người lao động về những rủi ro chính còn tồn tại và biện pháp có thể kiểm soát chúng. Đồng thời, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng những biện pháp kiểm soát vẫn được duy trì.
Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá rủi ro, và cập nhật cần thiết.
Ghi lại và trình bày các phát hiện. Sắp xếp để giám sát hiệu quả các biện pháp kiểm soát rủi ro.
Doanh nghiệp cần cập nhật việc đánh giá rủi ro, liên tục rà soát định kỳ về các thay đổi có thể dẫn đến các mối nguy hiểm mới để tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả.
Mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động
Trong bảng đánh giá rủi ro an toàn lao động cần phải ghi rõ các công việc, thời gian, địa điểm thực hiện. Ngoài ra, các nguy hiểm hiện hữu hay tiềm ẩn có mức độ ảnh hưởng như thế nào cũng cần được ghi cụ thể và chính xác.
Những người tham gia vào quá trình đánh giá và người có thẩm quyền phê duyệt cũng được ghi lại họ tên rõ ràng.
Biểu mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động:
IDPermit - Nâng cao giám sát, tăng hiệu quả trong Quản lý Cấp Phép Làm Việc
IDPermit - Phần mềm quản lý và cấp phép làm việc, tự hào là một sản phẩm của người Việt trong lĩnh vực công nghệ.
Quy trình kiểm soát rủi ro – 6 bước giúp giảm thiểu mối nguy và rủi ro khi làm việc
Thực hiện thường xuyên quy trình kiểm soát rủi ro giúp giảm thiểu các mối nguy hại và rủi ro phát sinh để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vận hành hiệu quả.
Nổ hơi nước trong luyện kim và các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Nổ hơi nước khi luyện kim gây mất an toàn lao động. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên nổ hơi nước và các biện pháp để phòng ngừa rủi ro này là gì?
7 lỗi hư, hỏng hóc khi vận hành xe nâng hàng bạn cần biết
Bài viết sẽ liệt kê về 7 lỗi hư hại thường gặp khi vận hành xe nâng hàng và các cách khắc phục để có thể đảm bảo an toàn khi làm việc, tối đa hiệu quả làm việc nhé.
Giải pháp số cấp giấy phép làm việc PTW trong kỷ nguyên 4.0
Trong thời đại mà chuyển đổi số đang được đề cập rất nhiều như hiện nay, doanh nghiệp có cần một giải pháp số hiện đại cho hệ thống cấp phép làm việc PTW của mình không?
6 phương pháp kiểm soát rủi ro để làm việc an toàn
Các phương pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các hành động hoặc các biện pháp liên quan được thực hiện nhằm loại bỏ hay giảm thiểu khả năng tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy. Khi xem xét đến các phương pháp kiểm soát, chúng ta thường đề cập đến hệ thống phân cấp độ ưu tiên của các phương pháp trên.