Cấp phép thủ công khiến công nhân phải chờ đợi lâu, trách nhiệm thuộc về ai?
Không khó để bắt gặp cảnh hàng dài công nhân đang nối đuôi nhau chờ đợi trước cổng của các công trình để được vào làm việc. Thế nhưng cũng có không ít công nhân sau khi chờ đợi tới lượt cũng đành phải ngậm ngùi đi về. Tại sao lại như vậy?
Những khó khăn cho công nhân từ quy trình cấp phép, kiểm soát vào ra cho công trình bằng giấy tờ
1. Chạy tới chạy lui để hoàn tất thủ tục đăng ký xin cấp phép vào ra công trình làm việc
Trước khi vào làm việc tại công trình, công nhân cần thực hiện khai báo và làm các thủ tục xin cấp phép vào ra làm việc. Việc này đòi hỏi các công nhân cần chủ động đến đăng ký trực tiếp tại khu vực công trình đó.
Chưa kể việc đăng ký cần phải thực hiện trước ngày yêu cầu nhiều ngày để dự phòng thời gian chạy lui tới bổ sung giấy tờ hoặc quy trình có trục trặc bên công trình chưa thể phê duyệt. Như vậy sẽ khiến công nhân tốn rất nhiều thời gian chỉ để chạy tới lui làm thủ tục giấy tờ.
2. Thủ tục kiểm tra và cấp phép lâu, giấy tờ mất thời gian hiệu lực
Sống chung với đại dịch COVID-19, một số công trình yêu cầu công nhân cần có các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ yêu cầu: Chứng nhận Thẻ xanh ngừa Covid, Giấy xét nghiệm âm tính PCR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển trong 14 ngày v.v. Trong đó, Giấy xét nghiệm âm tính PCR chỉ có hiệu lực trong vòng 72 giờ kể từ lúc xét nghiệm.
Nhiều trường hợp vì khâu xử lý giấy tờ bị chậm trễ mà dẫn đến Giấy xét nghiệm cầm trên tay nhưng không thể vào công trình làm việc vì đã quá hạn. Từ việc chờ đợi rất lâu trước cổng để đến lượt kiểm tra cho đến khi được kiểm tra thì giấy tờ hết hiệu lực như vậy.
Hình ảnh công nhân phải chờ ngoài cổng không được vào công trình vì giấy xét nghiệm PCR hết hạn (Nguồn: Sưu tầm)
Công việc của các công nhân này bị ảnh hưởng nghiêm trọng và buộc họ lại lần nữa đi xét nghiệm để có thể ra vào làm việc tại công trình. Chi phí đắt đỏ, việc xét nghiệm PCR Covid liên tục sẽ tạo nên một nguồn chi phí khổng lồ gây thiệt hại không chỉ cho công nhân mà cả nhà thầu/doanh nghiệp chủ quản.
Phần mềm cấp phép, kiểm soát vào ra cho công trình
Phần mềm IOPermit là phần mềm cấp phép, kiểm soát vào ra cho công trình. IOPermit có thể giải quyết 2 vấn đề mà các công nhân đang gặp phải ở trên như:
- Cho phép đăng ký, hoàn thành thủ tục hồ sơ yêu cầu online dù ở bất kỳ đâu. Công nhân/nhà thầu có thể đăng ký thông qua phần mềm mà không còn phải trực tiếp đến công trình nữa giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, không phải chạy vạy nhiều.
- Cập nhật các giấy tờ, hồ sơ trực tiếp trên phần mềm. Các yêu cầu đã được phê duyệt sẽ được gắn với mã QR Code để bảo vệ khi kiểm tra các thông tin nhanh hơn tại cổng và hạn chế tình trạng giấy tờ hết thời gian hiệu lực, chờ đợi tập trung lâu trước công trình.
Tạo yêu cầu vào ra trên phần mềm mà không phải đến trực tiếp công trình mới yêu cầu được (Nguồn: Phần mềm IOPermit)
Ngoài ra, phần mềm cấp phép và kiểm soát vào ra IOPermit còn có các tính năng cho phép:
- Theo dõi, kiểm soát số lượng nhà thầu, công nhân, phương tiện ra vào công trình.
- Quản lý thông tin lý lịch cá nhân, checkin/checkout.
- Gửi thông báo nhắc nhở phê duyệt cho Tổ cấp phép hoặc thông báo tình trạng hồ sơ yêu cầu thông qua SMS/Email.
- Cho phép tùy biến phần mềm để phù hợp với từng nhu cầu, quy định riêng biệt tại các công trình khác nhau.
- Tích hợp chung với hệ thống Access Control (thẻ từ, cổng an ninh, v.v.) hiện có tại công trình để tối đa công tác đảm bảo an ninh, an toàn.
Định danh QR Code giúp kiểm tra thông tin tại cổng nhanh chóng, hạn chế chờ đợi cho công nhân (Nguồn: Phần mềm IOPermit)
Để tìm hiểu thêm về Phần mềm cấp phép, kiểm soát vào ra cho công trình IOPermit vui lòng xem thêm TẠI ĐÂY.
Liên hệ IDTEK để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn chi tiết hơn!
Hotline: (028) 6288 5088
Email: info@idtek.com.vn
IDPermit - Nâng cao giám sát, tăng hiệu quả trong Quản lý Cấp Phép Làm Việc
IDPermit - Phần mềm quản lý và cấp phép làm việc, tự hào là một sản phẩm của người Việt trong lĩnh vực công nghệ.
Quy trình kiểm soát rủi ro – 6 bước giúp giảm thiểu mối nguy và rủi ro khi làm việc
Thực hiện thường xuyên quy trình kiểm soát rủi ro giúp giảm thiểu các mối nguy hại và rủi ro phát sinh để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vận hành hiệu quả.
Nổ hơi nước trong luyện kim và các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Nổ hơi nước khi luyện kim gây mất an toàn lao động. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên nổ hơi nước và các biện pháp để phòng ngừa rủi ro này là gì?
7 lỗi hư, hỏng hóc khi vận hành xe nâng hàng bạn cần biết
Bài viết sẽ liệt kê về 7 lỗi hư hại thường gặp khi vận hành xe nâng hàng và các cách khắc phục để có thể đảm bảo an toàn khi làm việc, tối đa hiệu quả làm việc nhé.
Giải pháp số cấp giấy phép làm việc PTW trong kỷ nguyên 4.0
Trong thời đại mà chuyển đổi số đang được đề cập rất nhiều như hiện nay, doanh nghiệp có cần một giải pháp số hiện đại cho hệ thống cấp phép làm việc PTW của mình không?
6 phương pháp kiểm soát rủi ro để làm việc an toàn
Các phương pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các hành động hoặc các biện pháp liên quan được thực hiện nhằm loại bỏ hay giảm thiểu khả năng tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy. Khi xem xét đến các phương pháp kiểm soát, chúng ta thường đề cập đến hệ thống phân cấp độ ưu tiên của các phương pháp trên.