
Top 6 tai nạn lao động thường gặp khi làm việc
Nguy cơ xảy ra tai nạn lao động tại các khu vực công trình, nhà máy là rất cao nếu không có các biện pháp ngăn ngừa an toàn và phòng tránh tai nạn. Hiểu rõ về tai nạn lao động để có các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi làm việc.
Những tai nạn lao động thường gặp tại các công trình, khu vực nhà máy xí nghiệp
Các khu vực công trình, nhà máy xí nghiệp thường xảy ra các vụ tai nạn không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn khi làm việc của người lao động. Dưới đây là top 6 loại hình tai nạn lao động thường gặp nhất:
- Tai nạn điện giật là sự cố chết người khá phổ biến tại hầu hết các khu vực làm việc. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự bất cẩn của cá nhân người lao động hoặc có thể do hỏng hóc thiết bị, chập điện, v.v. gây nên.
- Trượt ngã, té là tai nạn lao động phổ biến nhất khi làm việc với các mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng khác nhau tùy thuộc vào từng tình hình thực tế.
- Nhiễm hóa chất, phóng xạ khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường làm việc độc hại. Tuy được trang bị bảo hộ kỹ càng nhưng nguy cơ cao bị tai nạn lao động dẫn đến các loại bệnh nghề nghiệp cũng khó tránh khỏi.
- Mang vác vật nặng quá sức gây chấn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, các khớp xương, cơ bắp. Lâu dài gây nên tình trạng đau nhức, thương tật về xương khớp cho người lao động.
- Bị đồ vật đụng hoặc rơi trúng thường xảy ra tại các khu vực giàn giáo đang thi công, khu vực xây dựng không được rào chắn bảo vệ đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ kém chất lượng, v.v.
- Bị kẹt khi vận hành thiết bị gây nên các tai nạn thương tật trên cơ thể không mong muốn mà nguyên nhân chủ yếu từ việc làm việc chủ quan, bất cẩn khi làm việc.
Làm thế nào để đảm bảo làm việc an toàn, hạn chế người bị tai nạn lao động?
Để hạn chế tối đa những sự cố không mong muốn và phòng ngừa tai nạn lao động, hãy đảm bảo:
- Người lao động được huấn luyện, đào tạo về các kiến thức an toàn lao động, phòng ngừa tai nạn, sự cố không mong muốn khi làm việc.
- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn, đồ bảo hộ lao động để giảm thiểu số lượng người bị tai nạn lao động khi làm việc.
- Sử dụng các thiết bị, máy móc hỗ trợ đảm bảo chất lượng an toàn để tránh tình trạng xảy ra các tai nạn chấn thương do mang vác vật nặng quá sức.
- Lắp đặt các biển cảnh báo, thiết bị cảnh báo an toàn khi vận hành máy móc, thiết bị.
Xem thêm tại ảnh infographic bên dưới đây:
Infographic về các loại hình tai nạn lao động và các biện pháp phòng tránh phù hợp (Nguồn: IDTEK)
Việc bị tai nạn lao động khi đang làm việc là điều không ai mong muốn, bất kể là người sử dụng lao động hay bản thân người lao động. Vì vậy, hãy luôn sẵn sàng thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động để bảo vệ bản thân mình khi đang làm việc nhé!
Nhận Diện Mối Nguy Trong Xây Dựng – Yếu Tố Then Chốt Để Đảm Bảo An Toàn Lao Động
Ngành xây dựng là một trong những lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao nhất, chiếm 14-15% tổng số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Từ việc ngã từ trên cao, điện giật, vật liệu rơi, đến làm việc trong không gian kín hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại, công nhân phải đối mặt với rất nhiều rủi ro hàng ngày. Nhận diện và kiểm soát mối nguy kịp thời chính là chìa khóa để giảm thiểu tai nạn và đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
An Toàn Lao Động Trong Xây Dựng: Giảm Thiểu Rủi Ro, Tăng Cường Năng Suất Và Giảm Chi Phí
Trong ngành xây dựng, an toàn lao động không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là yếu tố quyết định hiệu quả công việc, tiến độ thi công và chi phí vận hành. Đặc biệt, với sự gia tăng của các công trình lớn và sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn lao động càng trở nên quan trọng. CEO của các công ty xây dựng không chỉ cần đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn mà còn cần nhận thức được lợi ích kinh tế và chiến lược phát triển bền vững mà an toàn lao động mang lại.
An toàn là trên hết: Giảm thiểu rủi ro trong công trình Xây dựng
Xây dựng là một trong những ngành có mức độ rủi ro cao nhất. Các công nhân thường xuyên làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như làm việc trên cao, vận hành máy móc, hay làm việc trong các không gian kín. Những rủi ro này có thể gây ra tai nạn lao động, thiệt hại tài sản, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Chính vì vậy, việc đánh giá và giảm thiểu các rủi ro trong xây dựng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho công nhân và tiến độ thi công.
Cấp phép làm việc trong ngành xây dựng
IDPermit – Giải pháp số hóa quy trình Cấp phép làm việc (PTW) trong xây dựng giúp tự động hóa quy trình phê duyệt, giảm thiểu sai sót, đảm bảo tuân thủ quy định và giám sát an toàn lao động hiệu quả. Với khả năng quản lý thời gian thực, đánh giá rủi ro chính xác và quy trình linh hoạt, IDPermit giúp doanh nghiệp xây dựng nâng cao hiệu suất làm việc, giảm chi phí và hạn chế các rủi ro không đáng có trong quá trình thi công.
Quy trình kiểm soát rủi ro – 6 bước giúp giảm thiểu mối nguy và rủi ro khi làm việc
Thực hiện thường xuyên quy trình kiểm soát rủi ro giúp giảm thiểu các mối nguy hại và rủi ro phát sinh để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vận hành hiệu quả.
Nổ hơi nước trong luyện kim và các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Nổ hơi nước khi luyện kim gây mất an toàn lao động. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên nổ hơi nước và các biện pháp để phòng ngừa rủi ro này là gì?