• Phần mềm đặt và quản lý lịch hẹn IDBooker

    Giải pháp phần mềm đặt và quản lý lịch hẹn phù hợp với mô hình: Sân thể thao, Phòng khám, Spa - salon...

  • 028 6288 5088
  • search
Logo
  • TRANG CHỦ
  • CÔNG TY
    • Giới thiệu
    • Trách nhiệm xã hội
    • Cơ hội nghề nghiệp
  • SẢN PHẨM - GIẢI PHÁP
    • Quản Trị Hệ Thống Thông Tin
    • An Toàn - Sức Khỏe - Môi Trường
    • Quản Trị Nguồn Nhân Lực
    • Dịch Vụ Phần Mềm SaaS
  • Khách hàng
  • TIN TỨC
    • Tin Công Ty
    • Quản trị Nhân sự
    • Quản trị HSE
  • LIÊN HỆ
×
information picture

Trong bảng đánh giá rủi ro an toàn lao động cần phải ghi rõ các công việc, thời gian, địa điểm thực hiện. Ngoài ra, các nguy hiểm hiện hữu hay tiềm ẩn có mức độ ảnh hưởng như thế nào cũng cần được ghi cụ thể và chính xác.  Những người tham gia vào quá trình đánh giá và người có thẩm quyền phê duyệt cũng được ghi lại họ tên rõ ràng.

Tải file excel Biểu mẫu đánh giá rủi ro

Please verify that you are not a robot.
×
information picture

Mẫu file excel báo cáo tổng quan KPIs được thể hiện trực quan bằng biểu đồ hiệu suất. Bên cạnh đó, biểu đồ hiệu suất còn cung cấp đầy đủ thông tin thay đổi trong quá trình vận hành, đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp hoặc có phương hướng khắc phục kịp thời các rủi ro phát sinh trong kỳ.

Tải file KPIs Dashboard excel

Please verify that you are not a robot.
×
information picture

The guide will show you:

  • What those acronyms really mean
  • How to construct your marketing stack
  • The magic behind tracking and measurement

Tải tài liệu

Please verify that you are not a robot.
×
information picture

Đây là tài liệu sẽ cho bạn biết chi tiết về Công ty cổ phần IDTEK. Vui lòng để lại thông tin để có thể tải tài liệu.

Tải tài liệu

Please verify that you are not a robot.
  • Tải tài liệu
  • Nhận thông báo
  • Email

5 rủi ro về vấn đề Sức khỏe - An toàn - Môi trường (HSE) cần được chú ý

  • Trang chủ
  • News
  • Quản trị HSE
Thumb
Quản trị HSE
  • 22 Thg3 , 2023
  • By Khánh

5 rủi ro về vấn đề Sức khỏe - An toàn - Môi trường (HSE) cần được chú ý

Phụ thuộc vào nơi làm việc và mức độ ưu tiên của doanh nghiệp mà một phòng ban về Sức khỏe - An toàn - Môi trường (HSE) sẽ đặt quan tâm đầu tiên của họ về Sức khỏe (Health), An toàn (Safety) hoặc Môi trường (Environment) trước hai vấn đề còn lại. Chẳng hạn như: HSE/EHS/SHE... Dù là đặt ưu tiên đến vấn đề nào trước đi chăng nữa thì không thể phủ nhận rằng việc đảm bảo an toàn và sức khỏe của nhân viên vẫn là ưu tiên cao nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. 
Một doanh nghiệp lớn sẽ có một phòng ban HSE riêng chuyên xử lý các vấn đề liên quan sự cố tai nạn nơi làm việc. Tuy nhiên, tại hầu hết các doanh nghiệp, bộ phận Nhân sự sẽ đảm đương luôn trách nhiệm việc ban hành, thực thi và giám sát các chính sách về an toàn cho doanh nghiệp đó.
Đồng thời sẽ có sự chồng chéo về trách nhiệm giữa các phòng ban an ninh doanh nghiệp và HSE. Điều đó nói lên rằng, sức khỏe và sự an toàn của nhân viên tựu chung vẫn là trách nhiệm của tất cả mọi người mà không phải của riêng bất kỳ một cá nhân, phòng ban nào.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về top 5 rủi ro về vấn đề sức khỏe, an toàn và môi trường (HSE) trong doanh nghiệp gồm:

  • Các điều Luật và quy định
  • Các nguy cơ tai nạn lao động
  • Thiên tai và các trường hợp bất khả kháng khác
  • Sức khỏe của nhân viên
  • Tác động của môi trường

Các điều Luật và quy định

Bởi tính chất công việc đặc thù, các đội ngũ về Sức khỏe và An toàn cần được giám sát chặt chẽ. Họ phải biết và tuân thủ các điều Luật và quy định khác nhau để đảm bảo an toàn như vậy mới có thể đảm bảo việc nhân viên cũng tuân thủ thực hiện và thực hiện đúng theo quy định.

Tại hầu hết các quốc gia đều có cơ quan quản lý chịu trách nhiệm thực hiện ban hành các điều luật, quy định hay chính sách liên quan HSE và giám sát việc thực hiện các hoạt động. Một hệ thống các điều luật và quy định nếu không được quản lý tốt hay người quản lý, giám sát trực tiếp thiếu kiến thức sẽ dẫn đến việc sai phạm, nhiều trường hợp vi phạm không tuân thủ an toàn. Vì vậy, tùy theo cấp độ và quy mô của cơ quan quản lý mà có thể đưa ra các mức phạt tương đương dành cho các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm.

quy-dinh-ve-an-toan-lao-dongTuân thủ các quy định để đảm bảo an toàn khi làm việc cho nhân viên (Nguồn: Internet)

Các hình phạt được quy định là khác nhau tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ hay tổ chức khác nhau như: Phạt tù, phạt hành chính, v.v. Ngoài các hình phạt theo quy định của pháp luật, các cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp còn có thể bị người loai động yêu cầu bồi thường và điều này có thể dẫn đến các cuộc chiến pháp lý.

Các cuộc chiến pháp lý tốn kém không dứt có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp đó. Vì vậy, Bắt buộc đội ngũ HSE phải đảm bảo các điều luật và quy định về an toàn khi làm việc được tuân thủ và thực hiện đầy đủ để tránh các sự cố có thể xảy ra được đề cập ở trên.

Các nguy cơ tai nạn lao động

Càng nhiều quy định về sức khỏe và an toàn càng duy trì môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Tùy thuộc vào loại hình, quy mô và ngành nghề hoạt động, doanh nghiệp có thể đảm bảo an toàn từ việc ngăn ngừa trượt ngã đến các vòi sen khẩn cấp và trạm rửa mắt khẩn cấp bên ngoài khu vực làm việc để khử nhiễm ngay lập tức, v.v.

Đội ngũ HSE chịu trách nhiệm xác định các mối nguy hiểm tiềm ẩn và tiến hành kiểm tra nơi làm việc thường xuyên để ngăn ngừa xảy ra các sự cố, tại nạn có thể xảy ra. Cách tốt nhất để kiểm soát mối nguy là loại bỏ hoàn toàn mối nguy hiểm đó khỏi nơi làm việc. Nhưng trong trường hợp không thể loại bỏ, bạn có thể kiểm soát mối nguy và hạn chế rủi ro bằng cách thực hiện các quy trình và chính sách đảm bảo an toàn khác, sửa đổi thiết bị, bố trí nhà máy hoặc cung cấp đồ bảo hộ.

tai-nan-lao-dong-ehsSự cố tai nạn khi làm việc là không thể tránh khỏi vì vậy đội ngũ HSE cần đảm bảo giảm thiểu tối đa, gây thương tật hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của nhân viên khi làm việc (Nguồn: Internet)

Thiên tai và các yếu tố bất khả kháng khác

Trong khi đội ngũ bảo an doanh nghiệp thường quan tâm về các rủi ro đến từ con người thì các đội ngũ HSE cũng quan tâm đến những vấn đề liên quan không thể dự đoán trước được như động đất, bão, lũ lụt, hỏa hoạn và thậm chí cả các vụ nổ.

Cả hai đội ngũ này cần hợp tác chặt chẽ với nhau để lập một kế hoạch sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể áp dụng trong nhiều tình huống. 5 bước để giúp doanh nghiệp chuẩn bị cho các thảm họa thiên tai như sau:

  1. Xác định các chức năng kinh doanh quan trọng. Xác định nhân viên nào sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và vận hành doanh nghiệp sau thảm họa.
  2. Tạo hoạt động kinh doanh liên tục hoặc các kế hoạch hành động khẩn cấp. Chi tiết hóa các quy trình và đảm bảo mọi nhân viên đều có thể tiếp cận được.
  3. Giao tiếp. Điều này bao gồm cả thông tin liên lạc trong doanh nghiệp và với bất kỳ bên liên quan nào bên ngoài.
  4. Lên kế hoạch và thực hiện diễn tập. Bạn có thể lập một kế hoạch chuẩn bị hoạt động trên lý thuyết, nhưng nếu không kiểm tra nó, bạn có thể phát hiện ra rằng có một số lỗ hổng chưa được giải quyết.
  5. Đừng trở nên tự mãn. Các công ty không chuẩn bị trước là những công ty chịu tổn thất lớn nhất. Mặc dù tất cả các đội ngũ HSE hy vọng họ không bao giờ phải thực hiện một kế hoạch sẵn sàng ứng phó thảm họa như vậy cả. Thà phòng tránh trước để đảm bảo an toàn còn hơn là đến lúc xảy ra chuyện mới bắt đầu tìm cách thì đã quá muộn.

Nếu thảm họa xảy ra, hãy nhớ theo dõi các thông tin tuyên bố chính thức từ chính quyền địa phương và quốc gia sở tại vì họ có thể đưa ra các thông tin kèm theo giúp bạn có thể bảo vệ nhân viên của mình. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh là nơi cung cấp cho bạn các nguồn tin giá trị, hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin từ họ nhé.

Sức khỏe của nhân viên

Các vấn đề liên quan đến nhân viên là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Đảm bảo nhân viên khỏe mạnh và cảm thấy hạnh phúc là giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều lợi ích. Việc cung cấp các gói bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên là khá tốn kém song về lâu về dài thì điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tài chính tốn kém phát sinh khi chi trả chi phí chữa trị "bệnh nghề nghiệp" của người lao động.

"Bệnh nghề nghiệp" là tình trạng rối loạn sức khỏe do môi trường làm việc hoặc các hoạt động liên quan đến công việc gây nên, bao gồm: tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ khắc nghiệt hoặc tiếng ồn, nguy cơ về tâm lý xã hội (căng thẳng, mất khả năng nhận biết), v.v.

Đội ngũ HSE với vai trò hạn chế ảnh hưởng của những nguy cơ này với nhân viên, cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo sức khỏe của họ. Việc này bao gồm: cung cấp bảo hiểm chăm sóc sức khỏe đầy đủ, các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm lý, tạo văn hóa môi trường làm việc lành mạnh, các chương trình hỗ trợ nhân viên cho phép tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình làm việc, v.v.

Tác động của môi trường và xã hội

Biến đổi khí hậu là một trong những rủi ro lớn nhất mà cả thế giới đang cùng phải đối mặt chứ không riêng gì một cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp nào. Vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực giảm thiểu các hoạt động gây hủy hoại môi trường.

Thế nhưng, khi các đội ngũ HSE thực hiện những nỗ lực phát triển bền vững này sẽ tốn nhiều chi phí và điều này sẽ gây bất lợi cho các doanh ngiệp chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận.. Những tác động đến môi trường và xã hội không chỉ là một rủi ro cần được giảm thiểu mà còn là một phần trong chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.

tac-dong-cua-moi-truong-ehsPhát triển bền vững, tránh những tác động tiêu cực đến môi trường là một trong những ưu tiên hàng đầu mà HSE hướng đến (Nguồn: Internet)

Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp; đồng thời, an toàn khi làm việc, giảm thiểu các mối nguy và rủi ro có thể tác động đến doanh nghiệp và nhân viên của bạn cũng là điều cần được quan tâm hiện nay.

Theo resolver.com (Đã lược dịch và chỉnh sửa)

An toàn EHS Sức khỏe Môi trường rủi ro tai nạn lao động phát triển bền vững health safety environment HSE SHE HES SEH ESH
IDPermit - Nâng cao giám sát, tăng hiệu quả trong Quản lý Cấp Phép Làm Việc
Quản trị HSE
  • 10 Thg10 , 2023
  • By Dung Đặng

IDPermit - Nâng cao giám sát, tăng hiệu quả trong Quản lý Cấp Phép Làm Việc

IDPermit - Phần mềm quản lý và cấp phép làm việc, tự hào là một sản phẩm của người Việt trong lĩnh vực công nghệ.

Quy trình kiểm soát rủi ro – 6 bước giúp giảm thiểu mối nguy và rủi ro khi làm việc
Quản trị HSE
  • 22 Thg3 , 2023
  • By Khánh

Quy trình kiểm soát rủi ro – 6 bước giúp giảm thiểu mối nguy và rủi ro khi làm việc

Thực hiện thường xuyên quy trình kiểm soát rủi ro giúp giảm thiểu các mối nguy hại và rủi ro phát sinh để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vận hành hiệu quả.

Nổ hơi nước trong luyện kim và các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Quản trị HSE
  • 22 Thg3 , 2023
  • By Khánh

Nổ hơi nước trong luyện kim và các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Nổ hơi nước khi luyện kim gây mất an toàn lao động. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên nổ hơi nước và các biện pháp để phòng ngừa rủi ro này là gì?

7 lỗi hư, hỏng hóc khi vận hành xe nâng hàng bạn cần biết
Quản trị HSE
  • 22 Thg3 , 2023
  • By Khánh

7 lỗi hư, hỏng hóc khi vận hành xe nâng hàng bạn cần biết

Bài viết sẽ liệt kê về 7 lỗi hư hại thường gặp khi vận hành xe nâng hàng và các cách khắc phục để có thể đảm bảo an toàn khi làm việc, tối đa hiệu quả làm việc nhé.

Giải pháp số cấp giấy phép làm việc PTW trong kỷ nguyên 4.0
Quản trị HSE
  • 22 Thg3 , 2023
  • By Khánh

Giải pháp số cấp giấy phép làm việc PTW trong kỷ nguyên 4.0

Trong thời đại mà chuyển đổi số đang được đề cập rất nhiều như hiện nay, doanh nghiệp có cần một giải pháp số hiện đại cho hệ thống cấp phép làm việc PTW của mình không?

6 phương pháp kiểm soát rủi ro để làm việc an toàn
Quản trị HSE
  • 22 Thg3 , 2023
  • By Khánh

6 phương pháp kiểm soát rủi ro để làm việc an toàn

Các phương pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các hành động hoặc các biện pháp liên quan được thực hiện nhằm loại bỏ hay giảm thiểu khả năng tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy. Khi xem xét đến các phương pháp kiểm soát, chúng ta thường đề cập đến hệ thống phân cấp độ ưu tiên của các phương pháp trên.

Danh mục bài viết

  • Tin công ty (11)
  • Quản trị Nhân sự (6)
  • Quản trị HSE (23)
  • Tin công nghệ ()

Theo dõi

Bài đăng gần đây

  • blog-post-preview
    IDPermit - Nâng cao giám sát, tăng hiệu quả trong Quản lý Cấp Phép Làm Việc
    10 Tháng Mười , 2023
  • blog-post-preview
    Đặt và Quản lý lịch hẹn sân thể thao trong lòng bàn tay với IDBooker Mobile App
    22 Tháng Tám , 2023
  • blog-post-preview
    Ra mắt phần mềm đặt và quản lý lịch hẹn cho phòng khám IDBooker
    19 Tháng Mười Hai , 2022
  • blog-post-preview
    Quy trình kiểm soát rủi ro – 6 bước giúp giảm thiểu mối nguy và rủi ro khi làm việc
    24 Tháng Mười , 2022
  • blog-post-preview
    Nổ hơi nước trong luyện kim và các biện pháp phòng ngừa rủi ro
    09 Tháng Chín , 2022
  • blog-post-preview
    Gen Z và 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc
    29 Tháng Tám , 2022
  • blog-post-preview
    Đồng hành cùng sinh viên Khoa Điện tử - Viễn thông Đại học Khoa học Tự nhiên (VNU HCMC-US)
    29 Tháng Tám , 2022
  • blog-post-preview
    Ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh IDTEK - ĐÔNG Á CS
    18 Tháng Tám , 2022
  • blog-post-preview
    KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP IDTEK
    15 Tháng Tám , 2022
  • blog-post-preview
    Tổng kết cuộc thi thiết kế logo IDTEK mừng kỷ niệm 10 năm thành lập
    15 Tháng Tám , 2022
Shape
Logo

IDTEK chuyên cung cấp các dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực phần mềm, viễn thông và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Email này đã được đăng ký!
Please verify that you are not a robot.

Liên hệ với chúng tôi

  • Tầng 2 Tòa nhà Trần Hân, số 96 đường số 85, P. Tân Quy, Q.7, Tp. HCM
  • info@idtek.com.vn
  • (028) 6288 5088
  • 0766 860 068

Về IDTEK

  • Giới thiệu
  • Khách hàng
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Sản phẩm - Dịch vụ

  • An toàn - Sức khỏe - Môi trường
  • Quản trị hệ thống thông tin
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Dịch vụ phần mềm SaaS

© Copyright 2012 - 2023 Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN IDTEK