
Top 6 tai nạn lao động thường gặp khi làm việc
Nguy cơ xảy ra tai nạn lao động tại các khu vực công trình, nhà máy là rất cao nếu không có các biện pháp ngăn ngừa an toàn và phòng tránh tai nạn. Hiểu rõ về tai nạn lao động để có các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi làm việc.
Những tai nạn lao động thường gặp tại các công trình, khu vực nhà máy xí nghiệp
Các khu vực công trình, nhà máy xí nghiệp thường xảy ra các vụ tai nạn không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn khi làm việc của người lao động. Dưới đây là top 6 loại hình tai nạn lao động thường gặp nhất:
- Tai nạn điện giật là sự cố chết người khá phổ biến tại hầu hết các khu vực làm việc. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự bất cẩn của cá nhân người lao động hoặc có thể do hỏng hóc thiết bị, chập điện, v.v. gây nên.
- Trượt ngã, té là tai nạn lao động phổ biến nhất khi làm việc với các mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng khác nhau tùy thuộc vào từng tình hình thực tế.
- Nhiễm hóa chất, phóng xạ khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường làm việc độc hại. Tuy được trang bị bảo hộ kỹ càng nhưng nguy cơ cao bị tai nạn lao động dẫn đến các loại bệnh nghề nghiệp cũng khó tránh khỏi.
- Mang vác vật nặng quá sức gây chấn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, các khớp xương, cơ bắp. Lâu dài gây nên tình trạng đau nhức, thương tật về xương khớp cho người lao động.
- Bị đồ vật đụng hoặc rơi trúng thường xảy ra tại các khu vực giàn giáo đang thi công, khu vực xây dựng không được rào chắn bảo vệ đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ kém chất lượng, v.v.
- Bị kẹt khi vận hành thiết bị gây nên các tai nạn thương tật trên cơ thể không mong muốn mà nguyên nhân chủ yếu từ việc làm việc chủ quan, bất cẩn khi làm việc.
Làm thế nào để đảm bảo làm việc an toàn, hạn chế người bị tai nạn lao động?
Để hạn chế tối đa những sự cố không mong muốn và phòng ngừa tai nạn lao động, hãy đảm bảo:
- Người lao động được huấn luyện, đào tạo về các kiến thức an toàn lao động, phòng ngừa tai nạn, sự cố không mong muốn khi làm việc.
- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn, đồ bảo hộ lao động để giảm thiểu số lượng người bị tai nạn lao động khi làm việc.
- Sử dụng các thiết bị, máy móc hỗ trợ đảm bảo chất lượng an toàn để tránh tình trạng xảy ra các tai nạn chấn thương do mang vác vật nặng quá sức.
- Lắp đặt các biển cảnh báo, thiết bị cảnh báo an toàn khi vận hành máy móc, thiết bị.
Xem thêm tại ảnh infographic bên dưới đây:
Infographic về các loại hình tai nạn lao động và các biện pháp phòng tránh phù hợp (Nguồn: IDTEK)
Việc bị tai nạn lao động khi đang làm việc là điều không ai mong muốn, bất kể là người sử dụng lao động hay bản thân người lao động. Vì vậy, hãy luôn sẵn sàng thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động để bảo vệ bản thân mình khi đang làm việc nhé!
6 phương pháp kiểm soát rủi ro để làm việc an toàn
Các phương pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các hành động hoặc các biện pháp liên quan được thực hiện nhằm loại bỏ hay giảm thiểu khả năng tiếp xúc trực tiếp với các mối nguy. Khi xem xét đến các phương pháp kiểm soát, chúng ta thường đề cập đến hệ thống phân cấp độ ưu tiên của các phương pháp trên.
Quy tắc Lockout Tagout trong quản lý an toàn làm việc
Làm việc trong mảng HSE, ắt hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với thuật ngữ Lockout Tagout (hay gọi tắt là LOTO) nhưng liệu bạn đã hiểu cặn kẽ về nó?
Infographic thống kê tai nạn lao động trên toàn quốc năm 2021
Hôm 22/03/2022 vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) đã công bố số liệu thống kê về các vụ tai nạn lao động đã xảy ra trên phạm vi toàn quốc. IDTEK đã tổng hợp một số thông tin theo infographic bên dưới đây.
Những điều bạn cần biết về mối nguy và rủi ro để làm việc an toàn
Bạn có biết rằng mối nguy và rủi ro là hai phạm trù khái niệm khác nhau hay không? Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa chúng, vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tạo yêu cầu làm việc trên phần mềm cấp phép làm việc (PTW - Permit to Work) IDPermit
IDPermit là giải pháp cấp phép làm việc PTW (Permit to work) hướng đến việc đảm bảo an toàn làm việc tại các khu vực công trình, nhà máy, xí nghiệp, v.v. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số thao tác để tạo yêu cầu cấp phép làm việc trên phần mềm IDPermit nhé!
Cấp phép làm việc PTW - Permit to Work và sự quan trọng của "Yếu tố con người"
Giấy phép là một phương tiện giao tiếp hiệu quả giữa quản lý địa điểm, giám sát nhà máy và người vận hành, và những người thực hiện công việc.